5 BƯỚC trong dây chuyền sản xuất GIÀY THỂ THAO

Share

Những mẫu giày thể thao luôn nhận được sự yêu thích từ người tiêu dùng vì sự tiện dụng, năng động và mẫu thiết kế đẹp mà loại giày này mang lại. Vậy dây chuyền sản xuất giày thể thao gồm những công đoạn nào?

Dây chuyền sản xuất giày thể thao

Hệ thống dây chuyền sản xuất giày thể thao rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, nhất là đối với những loại giày của các hãng giày nổi tiếng. Tuy nhiên, đây lại là một trong những loại hình kinh doanh mang lại lợi nhuận cực kỳ cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn nên luôn được các doanh nghiệp ưu tiên sản xuất và áp dụng trong ngành nghề kinh doanh của mình. Vậy để sản xuất giày thể thao cần thực hiện những công đoạn nào?

Để có thể sản xuất giày thể thao, dưới đây là những công đoạn chủ yếu mà doanh nghiệp nên lưu ý trong quá trình sản xuất để có thể tạo nên những sản phẩm chất lượng và thu được lợi nhuận kinh doanh cao:

  • Bước 1: Kiểm định nguyên vật liệu đầu vào: Trước khi đưa vào sản xuất, mỗi nhà máy sẽ có một bộ phận nhân viên có trách nhiệm kiểm tra hết tất cả các nguyên liệu liên quan bao gồm: chỉ may, chất liệu vải, da, cao su, đế giày,… Một trong những điểm đặc biệt là bộ phận kiểm tra các nguyên liệu này đều có một trình độ chuyên môn và kiến thức vững chắc nên quy trình kiểm tra diễn ra rất nghiêm ngặt và chính xác. Đối với các loại giày của các hãng nổi tiếng và có giá cao, một số nguyên vật liệu có thể được nhập khẩu từ nước ngoài.
  • Bước 2: Nhiệm vụ của bộ phận cắt: Sau khi kiểm tra nguyên liệu đầu vào thành công, những nhân viên thuộc bộ phận xử lý có nhiệm vụ tạo hình cho những đôi giày thể thao bằng cách sử dụng dây chuyền cắt công nghệ.
  • Bước 3: Nhiệm vụ của bộ phận làm đế giày: Hoạt động song song với bộ phận cắt là bộ phận làm đế giày có trách nhiệm dán từng lớp đế giày với nhau. Tuy nhiên, nếu nguyên liệu làm đế giày khó kiếm và xưởng sản xuất không có đủ nguyên vật liệu, đế giày có thể được nhập từ một cơ sở sản xuất đế giày chuyên dụng. 
  • Bước 4: Kiểm tra từng bộ phận của giày: Sau khi hoàn thành xong thân giày và đế giày, bộ phận kiểm định chất lượng có nhiệm vụ phân chia nhau kiểm tra thân giày và đế giày đã đủ các tiêu chí để sản xuất và bày bán hay chưa. Ngoài ra, một trong những lưu ý mà doanh nghiệp cần lưu ý là những bộ phận này phải đúng và chính xác với bản thiết kế đã có trước đây để đảm bảo về chất lượng trước khi lắp ráp sản phẩm.
  • Bước 5: Lắp ráp giày: Sau khi đã kiểm tra thành công và chắc chắn về chất lượng của các bộ phận, xưởng tiến hành bước cuối cùng là may giày hoàn chỉnh từ những bộ phận đã được làm trước đó và bổ sung những phụ kiện cần thiết như miếng lót, dây buộc,…

Sau khi hoàn thành bước lắp giày, cần kiểm tra lại một lần nữa chất lượng của giày thành phẩm và tiến hành đóng hộp. Hộp giày sau khi đóng thành công sẽ được chuyển vào kho của nhà máy và tiến hành phân phối cho các đại lý, nhà bán hàng.

Quy trình sản xuất đế giày thể thao

Sở dĩ nhiều người trẻ ưa thích sử dụng giày thể thao không chỉ vì thiết kế mẫu mã đẹp, năng động, dễ sử dụng mà giày thể thao còn được ưa thích bởi độ bền của nó. Một trong những yếu tố tạo nên độ bền của giày thể thao phải kể đến đế giày. Vậy đế giày thể thao được sản xuất như thế nào?

  • Bước 1: Nạp hai TPU vào máy tạo hình nhiệt. (còn được gọi là thermoforming machine).
  • Bước 2: Dùng hệ thống máy sưởi để làm nóng 2 bo mạch TPU. Chuẩn bị sẵn sàng để dập khuôn.
  • Bước 3: Khi TPU đạt đến nhiệt độ lý tưởng, nó sẽ được đưa vào dập khuôn.
  • Bước 4: Những chiếc khuôn được tạo thành từ TPU này sẽ tạo hình cho đế giày.
  • Bước 5: Cắt và tỉa bớt phần thừa của đế giày.
  • Bước 6: Cắt và gọt chuẩn theo từng chi tiết của đế giày.
  • Bước 7: Sau khi tạo thành hình dạng chính xác, chúng sẽ được bơm khí nitơ vào.
  • Bước 8: Sau khi thổi phồng, chúng sẽ được gửi đi kiểm tra ở một xưởng có nhiệm vụ chuyên kiểm định chất lượng đế giày.
  • Bước 9: Kiểm tra chất lượng, đóng gói. Sau đó tiến hành vận chuyển đến nhà máy để lắp ráp.

Các bộ phận trong nhà máy sản xuất giày thể thao

Trong một nhà máy sản xuất giày chuyên nghiệp, mỗi một bộ phận sẽ đảm nhận các chức năng công việc khác nhau dựa theo từng công đoạn cụ thể. Tuy nhiên, giữa các bộ phận đó vẫn được liên kết theo một thứ tự nhất định và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất.

Bộ phận cắt gọt

Bộ phận cắt gọt có nhiệm vụ nhận mẫu giày cần được tạo hình và các vật liệu cần thiết trong quá trình sản xuất, sau đó sẽ được cắt theo mẫu thông qua một dây chuyền sản xuất quy trình cụ thể.

Bộ phận may

Sau khi hoàn thành sơ đồ may thành phẩm, bộ phận may nhận về và có nhiệm vụ may theo sơ đồ đã nhận về trước đó hoặc may theo đường cắt của giày. Đồng thời, một nhiệm vụ nữa của bộ phận may là buộc dây vào giày. Đây cũng được xem tương tự như là dây chuyền sản xuất may mặc.

Bộ phận đế

Tùy từng yêu cầu của loại giày, giá cả, chất liệu và mẫu đế, bộ phận đế có nhiệm vụ tự đúc đế giày bằng các công cụ và máy móc của mình hoặc nếu không có nguyên liệu, máy móc có thể nhập khẩu đế giày, sau đó từng lớp đế được dán lại với nhau. Đế giày là một bộ phận quan trọng nên sau cùng sẽ có bộ phận kiểm định lại chất lượng trước khi chuyển đến các bộ phận khác.

Bộ phận lắp ráp sản phẩm và đánh giá

Sau khi các bộ phận thân và đế đã được chuyển đến, bộ phận này tiến hành lắp ráp thành sản phẩm giày hoàn chỉnh. Sau đó chuyển đến bộ phận kiểm tra để kiểm tra lại chất lượng giày trước khi đưa ra thị trường.

Trong các loại dây chuyền sản xuất hiện nay, dây chuyền sản xuất giày thể thao là loại dây chuyền phức tạp nhưng đạt được hiệu quả kinh doanh rất tốt. Để tìm hiểu thêm về các loại dây chuyền sản xuất khác, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong các bài viết tiếp theo của maysanxuat.net.