Dây chuyền sản xuất nước ép hoa quả

Share

Hiện nay, các loại trái cây tươi, bột trái cây hay nước trái cây cô đặc,… đã được sử dụng để sản xuất và chế biến thành các sản phẩm khác nhau. Trong đó nước ép hoa quả là một sản phẩm phổ biến thường được sử dụng trong thời gian gần đây vì những công dụng tuyệt vời của loại nước này. Dưới đây là các quy trình và đặc điểm của dây chuyền sản xuất nước ép hoa quả!

Các công đoạn trong dây chuyền sản xuất nước ép trái cây

Một dây chuyền sản xuất nước ép trái cây có quy trình hoạt động và quy trình vận hành cụ thể trải qua các công đoạn như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Tùy thuộc vào mục đích sản xuất và sản phẩm muốn tạo ra, các nhà xưởng tiến hành chọn loại quả khác nhau. Mỗi loại trái cây sẽ có một dây chuyền sản xuất khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của loại trái cây đó và tùy theo đó mà nhà xưởng có thể lựa chọn mỗi loại máy công nghiệp hoặc trái cây hoạt động trên băng chuyền hoặc hoạt động thủ công.

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, nguyên liệu sẽ được chuyển đến nơi rửa qua băng chuyền. Theo quy định của Bộ Y tế để đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, độ cứng của nước không vượt quá 2mg / lít, dư lượng clo trong nước rửa từ 3 – 5mg / lít. Để có thể hạn chế tối đa các tác dụng xảy ra trong quá trình sinh hóa, hạn chế sự thay đổi màu sắc của nguyên liệu, độ chần của các loại trái cây sẽ khác nhau, thông thường nguyên liệu được chần trong thời gian từ 3 – 5 phút ở nhiệt độ 75 – 100 độ C. Sau khi chần xong, nguyên liệu được trải qua giai đoạn làm lạnh.

Xử lý nguyên liệu

Để nâng cao hiệu quả ép, giúp tiết kiệm tối đa thời gian trong khi ép và để đảm bảo cho tiến độ ép vừa phải, nguyên liệu sau khi được làm lạnh sẽ được cắt nhỏ và nghiền nát. Tuy nhiên, một điều các nhà xưởng nên lưu ý là hỗn hợp xay có tính axit và nhiều vitamin, nên chọn thiết bị xay bằng thép không gỉ để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và dinh dưỡng trong quá trình xay.

Nguyên liệu thô sẽ được mang ép sau khi được nghiền nhỏ. Năng suất ép của máy sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quá trình ép trước đó có ảnh hưởng rất lớn đến công đoạn này. Do đó, để đảm bảo cho hiệu suất ép được ổn định và nâng cao hiệu suất ép, nhà xưởng nên chú ý đến các thông số hoạt động của máy trong quá trình nghiền.

Lọc các nguyên liệu

Các máy móc trong dây chuyền sản xuất nước ép hoa quả được chia làm 2 hình thức lọc, một là lọc tinh cho nước trái cây ép dạng trong và lọc thô cho nước ép đục. Do đó, tùy từng sản phẩm mà nhà xưởng muốn sản xuất mà có thể lựa chọn bộ lọc phù hợp để đảm bảo cho quá trình lọc diễn ra suôn sẻ và nước ép thành phẩm đảm bảo đúng chất lượng và tiêu chuẩn đã đề ra.

Để đảm bảo chất lượng nước ép thành phẩm có độ đặc và mịn phù hợp, không bị vón cục và phân lớp, nhà xưởng nên cho thêm Sirup vào nước ép và mang đi vào máy đồng hóa áp suất cao để loại bỏ khí. Giai đoạn này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành, bảo quản và chuẩn bị thanh trùng nguyên liệu đầu vào. 

Tiệt trùng

Nước ép trải qua quá trình tiệt trùng rất nhanh cho phép nước ép chảy qua màng trong thời gian 2 – 30 giây ở nhiệt độ tối ưu, sau đó làm lạnh ngay lập tức. Để có thể tiết kiệm nhiên liệu và chi phí trong quá trình sản xuất, các nhà xưởng có thể công nghệ UHT vì công nghệ này hỗ trợ sản xuất không cần giữ lạnh, ngược lại với các kỹ thuật thanh trùng khác, sản phẩm cần được giữ nhiệt.

Chiết rót và đóng chai

Nước ép hoa quả sau khi được tạo thành thành phẩm được đẩy sang khu vực chiết rót và đóng chai. Với hệ thống sản xuất tự đồng, công đoạn này sẽ được thực hiện tự động hóa, tiệt trùng hoàn toàn, với các thông số được cài đặt sẵn từ trước. Tiếp theo, hệ thống vận chuyển các chai thành phẩm đến khu vực đóng nắp.

Khi đóng nắp bình sẽ được xử lý bằng nước nóng giúp tiệt trùng bên ngoài và làm nguội để làm khô bên ngoài bình. Sau đó chuyển đến công đoạn dán nhãn, đóng gói và bảo quản sản phẩm.

Các loại máy móc cần thiết để sản xuất nước ép hoa quả

Các loại máy móc cần thiết trong hệ thống dây chuyền sản xuất nước ép hoa quả được vận hành tự động và lắp đặt theo trình tự bao gồm:

  • Máy xử lý nước và nguyên liệu thô.
  • Máy thanh trùng 
  • Máy chiết rót và đóng nắp.
  • Máy làm lạnh, máy nén, nồi hơi…

Hệ thống cơ khí này thực hiện theo các quy định đã được đặt ra từ trước và sử dụng các công nghệ hiện đại. Sau cùng thành phẩm nước ép hoa quả tạo thành sẽ đảm bảo tốt về mặt chất lượng, mang đến những sản phẩm tốt cho người tiêu dùng, từ đó nâng cao lợi nhuận cho các nhà xưởng và doanh nghiệp sản xuất.

Xem thêm: hệ thống dây chuyền sản xuất nước đóng chai tại đây

Những lưu ý khi lựa chọn đơn vị phân phối dây chuyền

Vì sản xuất nước ép hoa quả bằng dây chuyền rất thịnh hành hiện nay nên ngày càng có nhiều đơn vị đã cung cấp hệ thống dây chuyền này. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng uy tín và hệ thống dây chuyền cũng chất lượng. Cũng như dây chuyền sản xuất bỉm trẻ em hay giá dây chuyền sản xuất bánh mì tươi, khi lựa chọn đơn vị cung cấp, doanh nghiệp và nhà xưởng cần có một số lưu ý như sau:

  • Máy được nhập khẩu hay hàng nội địa?
  • Máy móc có đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ hay không?
  • Chế độ bảo hành trong thời gian bao lâu?
  • Có lắp đặt tại nhà hay không?
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên nghiệp hay không?

Trên đây là những thông tin cơ bản về dây chuyền sản xuất nước ép hoa quả mà các doanh nghiệp hay nhà xưởng nếu có nhu cầu, có thể tìm hiểu qua bài viết này! Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo về các hệ thống dây chuyền khác ở các bài viết tiếp theo của maysanxuat.net.