7 CÔNG ĐOẠN dây chuyền sản xuất bia tươi mini

Share

Bia tươi đang là một trong những loại thức uống được sử dụng thường xuyên và liên tục với người dùng tại Việt Nam hiện nay. Do đó, rất nhiều nhà xưởng và doanh nghiệp đã đầu tư vào loại hình sản xuất kinh doanh này để có thể thu được những lợi nhuận cao trong kinh doanh. Cùng tìm hiểu về dây chuyền sản xuất bia tươi mini hiện nay.

Quy trình hoạt động của dây chuyền sản xuất bia tươi mini – 7 công đoạn

Cùng maysanxuat.net tìm hiểu để có thể sản xuất bia tươi mini, các nhà xưởng và doanh nghiệp cần phải trải qua các công đoạn sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chính để sản xuất bia tươi mini là lúa mạch. Lúa mạch sau khi thu hoạch sẽ trải qua công đoạn phân loại hạt để các loại hạt này đảm bảo đồng đều về chất lượng và kích thước. Các loại hạt được lựa chọn sử dụng trong sản xuất bia tươi mini thường có kích thước từ 2.5mm. 

Dựa vào sự biến đổi của hạt lúa mầm, cần làm hạn chế hoặc thúc đẩy quá trình biến đổi này bằng nhiều cách tác động khác nhau để có thể tạo được malt phù hợp. Sau đó sấy khô và ủ malta để hạn chế sự sinh sôi của các loại vi khuẩn và bảo đảm được thời gian bảo quản của Malta. Cần xay nhỏ Malta và cho vào lò nấu để có thể chuyển hóa tinh bột thành đường một cách dễ dàng hơn.

Nấu – lọc bã

Để có thể giúp men bia dễ dàng thâm nhập vào tế bào và đảm bảo hoạt động của các enzym đường hóa, cần làm các phân tử có kích thước nhỏ hơn. Sau đó cho Malta vào lò nấu với nước sôi để tạo thành hồ nhão. Sau đó tiến hành lọc để loại bỏ các chất rắn có trong dung dịch.

Lưu ý trong quá trình lọc cần phải xay đến một kích thước vừa phải, không được khuấy quá nhiều và đảm bảo tính đồng nhất kích thước của các hạt Malta để giúp các loại đường đa chứa bên trong không bị phân giải.

Đun sôi và bổ sung hoa bia

Sau khi lọc dịch Malta, Malta được chuyển sang lò đun sôi để thêm hoa bia. Nhờ vào công đoạn nấu sôi, vị đắng sẽ được sinh ra. Các vị đắng sẽ khác nhau dựa vào sự khác nhau của chủng loại hoa bia, dịch Malta hay cách sử dụng hoa bia, cách đưa hoa bia vào nấu sôi,… Ngoài ra cần thêm một phần hoa bia trước khi đun sôi xong để tạo ra mùi hương mạnh của hoa bia.

Kết lắng

Nấu sôi dung dịch xong, tiến hành loại bỏ các chất rắn trong dung dịch này bằng thiết bị whirlpool. Với hình thức sản xuất bia bằng dây chuyền như hiện nay, quy trình lọc sẽ chỉ sử dụng whirlpool thay vì lưới lọc như các phương pháp truyền thống trước đây.

Làm lạnh và lên men

Tiến hành làm lạnh dịch Malta đến nhiệt độ lên men cần thiết để men bia có thể sinh trưởng. Men bia được làm lạnh sẽ được hấp thụ đường và lên men đường, sau 1 tuần hình thành bia non. 

Ủ bia

Bia non được hình thành sẽ chuyển sang giai đoạn ủ và bồn lên men. Sau khi chuyển sang bồn trữ, bia non được cho lên men lại. Cần lưu ý cho phần chiết xuất có tính lên men một lượng bia thích hợp để quá trình lên men được hiệu quả. Tùy theo từng loại bia, chủng loại men khác nhau mà thời gian ủ bia sẽ khác nhau, thông thường thời gian lên men là 1 tháng.

Lọc

Trong giai đoạn này cần lọc bỏ men bia và các chất cặn trong dung dịch bia sau khi ủ. Để lọc dung dịch bia, thường dùng những tấm lưới có lỗ rất nhỏ. Sau đó tiến hành đóng gói bia theo từng hình thù và mục đích sản xuất.

Xem thêm: dây chuyền sản xuất rượu mini

Quy trình đóng gói bia tươi mini

Nếu đóng bia tươi mini trong chai, các chai rỗng được thu hồi sẽ được diệt khuẩn và súc rửa bằng xút NaOH. Sau đó chai rỗng sẽ được súc rửa nhiều lần bằng dòng nước áp lực cao. Ngoài ra cần lưu ý kiểm tra kỹ để loại bỏ những chai bị vỡ, nứt, xước nhiều,… do sử dụng nhiều lần. 

Đối với lon rỗng, cũng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng lon và được đặt ra các bao bọc kín khí trước khi mang đến nhà máy bia. Lon sau khi được kiểm tra sẽ được súc rửa trong dòng nước áp lực cao sau đó chiết bia vào lon. Trong quá trình chiết rót cần đóng gói chừa một khoảng trống chứa không khí ở bên trên lon để tránh trường hợp áp suất trong lon tăng lên làm bia nở ra.

Sau đó kích thích bề mặt nước bia để sinh ra bọt đuổi khí oxy ra ngoài. Lon bia sau khi làm xong cần cho vào nước ấm, đảm bảo nhiệt độ bia trở về mức bình thường và đóng thùng carton.

Sản xuất bia tươi mini bằng phương pháp Fresh keep

Sau khi bia được sản xuất trong một thời gian dài, bia sẽ mất đi chất lượng và không đảm bảo về độ ngon của sản phẩm do lượng oxy trong bia gây ra hiện tượng oxy hóa. Do đó, các cơ sở sản xuất bia thường áp dụng công nghệ Fresh Keep trong lúc nấu để nâng cao khả năng chống oxy hóa cho bia. Đồng thời sử dụng quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ để hạn chế tối đa việc oxy tiếp xúc với nước bia.