Bánh mì là một trong những thực phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Ngoài hình thức sản xuất thủ công, bánh mì còn được sản xuất theo hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp. Vậy giá dây chuyền sản xuất bánh mì tươi là bao nhiêu?
Báo giá dây chuyền sản xuất bánh mì tươi
Để có thể mở tiệm hoặc một nhà xưởng sản xuất bánh mì, giá dây chuyền sản xuất bánh mì tươi là một trong những điều mà các chủ tiệm và nhà xưởng này quan tâm trong quá trình mua sắm hệ thống máy móc. Trên thị trường hiện nay cung cấp 2 loại dây chuyền sản xuất:
- Dòng sản phẩm cơ bản: máy trộn, lò nướng và xe đẩy khay. Giá của dòng sản phẩm này dưới 100 triệu đồng. Khi sử dụng dòng sản phẩm này, doanh nghiệp không cần kéo điện 3 pha nên mức đầu tư ban đầu được hạn chế và giảm lượng điện tiêu thụ. Bánh sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng và luôn nóng hổi khi sử dụng.
- Dây chuyền bánh mì hoàn chỉnh: máy trộn, máy trộn bột, máy ủ, lò nướng. Tùy theo nguồn gốc xuất xứ và chất lượng dây chuyền mà giá có thể dao động trên 100 triệu đồng. Khi sử dụng dòng sản phẩm hoàn chỉnh này, doanh nghiệp có đủ máy móc giúp tự động hóa quy trình và giảm nhân công. Do đó sẽ đảm bảo năng suất, hiệu quả cao và thu được nhiều lợi nhuận hơn trong kinh doanh.
Tùy theo quy mô sản xuất kinh doanh mà các chủ tiệm hoặc nhà xưởng cần tham khảo về đặc điểm và đưa ra lựa chọn hợp lý để tiết kiệm tối đa chi phí và thu được lợi nhuận tốt nhất.
Sản xuất bánh mì cần có các loại máy nào?
Để có thể sản xuất ra một ổ bánh mì tươi theo kiểu công nghiệp, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các loại máy trong hệ thống dây chuyền. Dưới đây là thông tin của các loại máy được sử dụng để sản xuất bánh mì tươi:
Máy trộn bột làm bánh
Khi đã chuẩn bị nguyên liệu bột, cho bột vào máy để phục vụ cho quá trình trộn. Máy trộn bột làm bánh sở hữu ưu điểm là khả năng làm việc mạnh mẽ, cho ra năng suất lao động cao, có thể trộn bột mịn, không cần phải thuê nhân công và tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh.
Máy trộn bột làm bánh được xem là một trong những loại máy quan trọng, máy này có thể thay thế cho nhân công và mang lại hiệu quả là bột được trộn đều hơn so với lao động thủ công. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhà xưởng có thể trộn một lượng lớn bột cùng một lúc.
Máy chia bột
Với cách làm bánh mì thủ công, từng viên bột cần được cân và căn chỉnh đúng thời gian, nhưng các loại bánh làm ra không được đều nhau. Khi sử dụng máy chia bột, chỉ việc cho bột đã trộn vào máy và bật nút khởi động là máy đã có thể chia bột theo các tiêu chí và thông số đã được cài đặt sẵn nhằm đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian và khối lượng.
Máy vê bột
Máy vê bột có tác dụng tạo bánh mì thành nhiều loại khác nhau như bánh mì ngắn, bánh mì mouse, bánh mì thường, bánh mật,… Máy vê bột có tác dụng làm quy trình sản xuất được tiết kiệm tối đa thời gian và công sức, từ đó thu được lợi nhuận cao hơn so với việc làm thủ công.
Tủ ủ bột
Tủ ủ bột là một loại máy cần thiết trong quy trình sản xuất bánh mì tươi để đảm bảo chất lượng là bánh ngon hơn. Sau khi được vê, bột có thể được nở ra tùy vào thời gian và kích thước cài đặt của tủ ủ bột. Thời gian ủ bột trong tủ sẽ nhanh gấp 3 lần so với phương pháp ủ bột thủ công, giúp tiết kiệm thời gian và tăng năng suất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn giữ được chất lượng bánh.
Lò nướng bánh mì
Đây là thiết bị quan trọng nhất trong dây chuyền sản xuất bánh mì tươi. Hiện tại, có nhiều loại lò nướng khác nhau để các nhà xưởng có thể dễ dàng lựa chọn, có thể kể đến như: lò nướng đối lưu, lò nướng quay, lò nướng bánh mì sàn,… Trong số đó, lò nướng đối lưu và lò quay được sử dụng phổ biến hơn.
Loại lò này dùng để nướng bánh, sấy khô hoặc hâm nóng các loại bánh, thực phẩm. Lò nướng có mâm nhiệt được làm bằng inox cao cấp, không han gỉ, tuổi thọ cao, chống oxi hóa tốt với bộ phận kiểm soát nhiệt độ rất tốt và hoạt động với công suất cao để có thể đảm bảo về chất lượng nướng và tiết kiệm nhiên liệu.
Những lưu ý khi chọn cơ sở cung cấp dây chuyền sản xuất bánh mì tươi
Giống như việc chọn nơi cung cấp dây chuyền sản xuất phở khô hay dây chuyền sản xuất bỉm trẻ em, các doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn được cho mình một cơ sở cung cấp phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình chọn cơ sở cung cấp dây chuyền sản xuất bánh mì tươi:
- Cơ sở đã tạo được thương hiệu về độ uy tín, chất lượng trên thị trường;
- Nhân viên nhiệt tình, tư vấn chuyên nghiệp;
- Có quá trình chuyển giao công nghệ khi mua;
- Lắp đặt tận nơi.
Xem thêm: dây chuyền sản xuất mít sấy tại đây
Để có thể chọn cho mình một dây chuyền sản xuất và một cơ sở cung cấp ưng ý, trước khi mua, các doanh nghiệp nên tìm hiểu về giá dây chuyền sản xuất bánh mì tươi. Hy vọng bài viết của maysanxuat.net đã có thể giúp ích được cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin hữu ích.